Trang chủ Tin tứcKhoa học Bí ẩn tín hiệu tia X lặp lại từ “quái vật vũ trụ” Ansky

Bí ẩn tín hiệu tia X lặp lại từ “quái vật vũ trụ” Ansky

bởi Linh

Một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa công bố phát hiện mới về Ansky, một hệ thống lỗ đen bí ẩn trong vũ trụ, trên tạp chí khoa học Nature Astronomy. Họ đã giải mã được bí mật về những tín hiệu tia X bùng nổ, lặp đi lặp lại từ “quái vật vũ trụ” này.

Khám phá mới về “quái vật vũ trụ” Ansky

Tín hiệu bùng nổ trong dải tia X của quang phổ điện từ và lặp đi lặp lại đến từ một hệ thống lỗ đe cực đoan

Tín hiệu bùng nổ trong dải tia X của quang phổ điện từ từ hệ thống lỗ đen cực đoan – Minh họa AI

Ansky là một hệ thống lỗ đen tạo ra các vụ phun trào năng lượng cao bán định kỳ (QPE), lần thứ 8 được phát hiện trong vũ trụ và là nguồn mạnh nhất trong số đó. Cái tên Ansky bắt nguồn từ ZTF19acnskyy, một vụ bùng phát ánh sáng khả kiến được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2019.

Vụ bùng phát này bắt nguồn từ một thiên hà cách xa khoảng 300 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ. Đài quan sát không gian NICER của NASA đã nắm bắt được tín hiệu lóe sáng trong dải tia X của quang phổ điện từ từ Ansky.

Tín hiệu này xuất hiện mỗi 4,5 ngày và liên tục rực rỡ trong 1,5 ngày mỗi lần, phá vỡ mọi kỷ lục về thời gian và thời lượng của các vụ bùng nổ tia X trong không gian.

Lý thuyết về QPE và hệ thống lỗ đen Ansky

Các nhà khoa học cho rằng QPE xảy ra trong các hệ thống mà một vật thể có khối lượng tương đối thấp đi qua đĩa khí bao quanh một lỗ đen siêu lớn. QPE liên quan đến Ansky mạnh vượt trội có thể do tính chất cực đoan của đĩa tồn tại quanh nó.

“Trong hầu hết các hệ thống QPE, lỗ đen xé toạc ngôi sao đang đi qua tạo ra một đĩa nhỏ rất gần với chính nó. Với Ansky, chúng tôi cho rằng đĩa lớn hơn nhiều và có thể liên quan đến các vật thể ở xa hơn.”

Tính chất bán định kỳ của các vụ phun trào

Tính chất bán định kỳ của các vụ phun trào xảy ra vì quỹ đạo của vật thể bị lỗ đen “ăn thịt” không hoàn toàn tròn và xoắn ốc về phía lỗ đen theo thời gian. Lực hấp dẫn cực lớn gần lỗ đen làm cong cấu trúc của không – thời gian cũng góp phần vào sự thay đổi quỹ đạo của “nạn nhân”.

Các tín hiệu tia X này sẽ còn tiếp tục lặp lại cho đến khi đĩa biến mất hoặc vật thể mà nó đang cố nuốt hoàn toàn bị tan rã, có thể mất vài năm.

Có thể bạn quan tâm