Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1745 về việc phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về bộ máy làm việc của VKSND Tối cao. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1-7-2025.
Tổ chức bộ máy của VKSND Tối cao
Theo đó, bộ máy làm việc của VKSND Tối cao gồm 27 đơn vị, trong đó có Cơ quan điều tra VKSND Tối cao.

Bộ máy làm việc của VKSND Tối cao
Danh sách các đơn vị thuộc VKSND Tối cao
- Ủy ban Kiểm sát
- Văn phòng
- Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án an ninh
- Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội
- Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng
- Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy
- Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án tư pháp
- Vụ Công tố và Kiểm sát xét xử hình sự
- Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội
- Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng
- Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TP.HCM
- Cơ quan điều tra VKSND Tối cao
- Vụ Kiểm sát giam giữ và thi hành án hình sự
- Vụ Kiểm sát án dân sự
- Vụ Kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại
- Vụ Kiểm sát THADS
- Vụ Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp
- Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự
- Vụ Pháp chế
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Cục Thống kê tội phạm và chuyển đổi số
- Cục Tài chính
- Thanh tra
- Trường Đại học Kiểm sát
- Viện Khoa học kiểm sát
- Báo Bảo vệ pháp luật
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương
Thành lập 3 Viện phúc thẩm
Nghị quyết số 1745 cũng bổ sung 3 cơ quan thuộc bộ máy làm việc của VKSND Tối cao, gồm: Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng VKSND Tối cao trao quyết định thành lập Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM
Nhiệm vụ của Viện trưởng VKSND Tối cao
Nghị quyết cũng quy định Viện trưởng VKSND Tối cao quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND Tối cao.